Bộ trưởng Thương mại Mỹ 'chê' đột phá công nghệ của Huawei đi sau Mỹ nhiều năm
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.Nhận định bóng đá Chelsea vs Leicester (2g15 ngày 19.5) Một cuộc chiến không khoan nhượng
Ở góc nhìn khác, chuyên gia tài chính TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết các vụ việc lãnh đạo, cán bộ ngân hàng vi phạm luật pháp trực tiếp hoặc gián tiếp như gian dối, tham ô, gian lận tăng lên trong những năm gần đây. Lý do, quy mô nền kinh tế phát triển nhanh và mở rộng, ngành ngân hàng cũng tăng trưởng bùng nổ.
Vì sao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu ngừng sử dụng robot đặt lệnh?
Mở đầu chương trình, Tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM Sarah Hooper cho biết Hương vị Úc 2025 sẽ diễn ra vào tháng 3 và tháng 4. Đây là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh nước Úc như một quốc gia sáng tạo, đổi mới, đồng thời giới thiệu chất lượng vượt trội của các sản phẩm ẩm thực Úc và thúc đẩy hợp tác giữa ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam-Úc.Theo bà Hooper, Hương vị Úc năm nay có ý nghĩa đặc biệt khi đánh dấu một năm kể từ thời điểm Việt Nam và Úc ký kết Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, khẳng định cam kết mở rộng hợp tác song phương trong thương mại, đầu tư và văn hóa.Bà Hooper cho biết thương mại hai chiều Việt Nam-Úc trong năm 2024 đạt hơn 22 tỉ AUD. Hai nước đã chứng kiến sự tăng trưởng tuyệt vời, đặc biệt trong hoạt động Úc xuất khẩu thực phẩm, sợi và lâm nghiệp sang Việt Nam và luồng thương mại từ Việt Nam sang Úc.Hương vị Úc 2025 thể hiện rõ tinh thần này bằng cách mang đến cơ hội để người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam trải nghiệm những sản phẩm nông sản và ẩm thực hàng đầu của Úc.Năm nay, bếp trưởng Ngô Thanh Hòa, Quán quân MasterChef Vietnam 2013, đảm nhận cương vị Gương mặt Đại diện chương trình. Trong vai trò này, bếp trưởng tham gia buổi ra mắt truyền thông hôm 11.3, và đảm nhận vị trí trưởng ban giám khảo cuộc thi nấu ăn hôm 12.4.Cuộc thi là sân chơi dành cho các học viên ngành bếp từ các trường dạy nghề tại TP.HCM, tạo điều kiện cho họ thể hiện kỹ năng và sự sáng tạo với các nguyên liệu cao cấp từ Úc. Người chiến thắng sẽ nhận được cơ hội đào tạo và thực tập từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành.Tổng lãnh sự Hooper khẳng định đào tạo, kỹ năng và giáo dục vô cùng quan trọng trong quan hệ đối tác Việt Nam - Úc. "Hơn 100.000 người Việt Nam có bằng cấp của Úc và rất nhiều ngành công nghiệp dịch vụ khách sạn tại Việt Nam có nền tảng vững chắc sau khi được đào tạo ở Úc", theo bà. Vì thế cuộc thi nấu ăn cũng là cơ hội cho thấy mức độ ảnh hưởng của công tác đào tạo trong mảng ẩm thực.Về phần mình, bếp trưởng Ngô Thanh Hòa chia sẻ ông rất vinh dự khi trở thành đại diện của Hương vị Úc 2025. Đây là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu những nguyên liệu Úc chất lượng cao đến với thực khách Việt Nam và truyền cảm hứng cho thế hệ đầu bếp trẻ.Chương trình năm nay bao gồm nhiều sự kiện sôi động, từ chương trình quảng bá ẩm thực tại các nhà hàng, cuộc thi nấu ăn, triển lãm thương mại - tiêu dùng, đến Đêm tiệc Gala, tất cả đều nhằm đưa hương vị Úc đến với thực khách Việt Nam.Đặc biệt, Hương vị Úc 2025 hợp tác cùng 29 nhà hàng hàng đầu tại TP.HCM để giới thiệu chất lượng của nông sản, trái cây tươi và các sản phẩm Úc hiện có trên thị trường Việt Nam.Để lấy được vé, từ 13.3 đến 6.4, những người mê ẩm thực Việt-Úc khi đến dùng bữa tại các nhà hàng đối tác sẽ được đóng dấu tem vào thẻ chương trình. Việc thu thập đủ 5 dấu tem ở các nhà hàng khác nhau, họ sẽ có cơ hội nhận vé miễn phí tham dự Đêm Gala Hương vị Úc hôm 12.4.Tổng lãnh sự Úc khuyến khích những người quan tâm nhanh chóng tham gia để có cơ hội đoạt được vé mời với số lượng giới hạn.Cũng vào ngày 12.4, một trong những điểm nhất của chương trình sẽ được thể hiện qua cuộc triển lãm thương mại-tiêu dùng sôi động và mở cửa miễn phí tại khách sạn The Reverie Saigon.Danh sách các nhà hàng có thể thu thập tem được đăng trên trang Facebook của chương trình (https://www.facebook.com/tasteofaustralia.vn).Hương vị Úc được ưa chuộng ở Việt NamHương vị Úc tiếp tục được chào đón trên khắp Việt Nam. Theo số liệu của Tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM, trong các năm gần đây, chương trình đã đón nhận gần 10.000 đơn vị tham gia tại hơn 85 sự kiện chính thức, bên cạnh các chương trình khuyến mãi của hơn 150 đối tác nhà hàng và nhà bán lẻ. Chương trình nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của hơn 350 đối tác, nhà cung cấp, và nhà tài trợ trong lĩnh vực kinh tế tư nhân ở cả Việt Nam và Úc.
Phát biểu trên Fox News ngày 5.3, ông Rubio cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột này là "một cuộc chiến kéo dài và bế tắc". "Thẳng thắn mà nói, đây là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hạt nhân: Mỹ, quốc gia đang hỗ trợ Ukraine và Nga. Cuộc chiến này cần phải chấm dứt", ông Rubio nhấn mạnh.Ngoại trưởng Mỹ cho biết việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine "nhiều nhất có thể trong thời gian dài" không phải là một chiến lược. Ngoại trưởng Rubio cho biết Washington muốn có sự tham gia của cả Nga và Ukraine để giải quyết cuộc xung đột và "chúng tôi đã yêu cầu Ukraine không phá hoại nó"."Để tìm ra cách chấm dứt xung đột, đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai bên, nhưng chúng ta phải đưa họ vào bàn đàm phán. Rõ ràng là Ukraine phải có mặt vì đó là đất nước của họ. Và Nga phải có mặt tại bàn đàm phán đó", ông Rubio nói.Phản ứng trước thông tin trên, Điện Kremlin ngày 6.3 tuyên bố quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Rubio về việc xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm là phù hợp với đánh giá của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu: "Chúng tôi có thể và muốn đồng ý với nhận định này. Đúng là như vậy. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng đây thực sự là cuộc xung đột giữa Nga và các quốc gia phương Tây, và nước đứng đầu chính là Mỹ"."Mỹ không phải là quốc gia thân thiện với chúng tôi ở tình thế đó. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực khôi phục và cải thiện quan hệ song phương", theo Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Peskov ngày 6.3.Cùng ngày, Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg xác nhận các tác động của quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine của Mỹ. Tuy nhiên, ông Kellogg nói rõ đó là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định để chính phủ Ukraine nhận ra Mỹ nghiêm túc như thế nào trong việc chấm dứt xung đột, theo The Guardian.Ông Kellogg cũng nhấn mạnh: "Mọi chuyện chưa kết thúc, mà chỉ là tạm dừng", đồng thời cho rằng Ukraine nên nghiêm túc xem xét việc ký kết thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là ưu tiên hàng đầu.Tại hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) vào ngày 6.3, các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng và tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch ReArm Europe nhằm huy động tới 860 tỉ USD cho quốc phòng châu Âu, bao gồm hỗ trợ các quốc gia thành viên khoản vay trị giá 162 tỉ USD để mua thiết bị quân sự ưu tiên. Phần lớn chi tiêu quốc phòng tăng thêm sẽ phải lấy từ ngân sách quốc gia, theo Reuters.Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: "Châu Âu đang phải đối mặt với mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu, do đó lục địa này phải có khả năng tự bảo vệ mình". Do đó, "khoản ngân sách trên cung cấp nhiều không gian tài chính hơn cho các quốc gia thành viên để chi tiêu quân sự và tạo khả năng mua sắm chung ở cấp độ châu Âu. Và nó cũng có lợi cho Ukraine", bà Leyen nói.Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa thì khẳng định: "Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đến Brussels để tham dự hội nghị trên. Tại đây, ông đã cảm ơn các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với đất nước.Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng "chiếc ô hạt nhân của Paris" cho các đồng minh ở châu Âu. Các quốc gia châu Âu đã phản ứng đa chiều về phát biểu trên. Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho rằng "chiếc ô hạt nhân như vậy sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm trọng đối với Nga". Trong khi đó, Ba Lan cho biết ý tưởng của Tổng thống Macron đáng để thảo luận, còn phía Đức nhấn mạnh sự tham gia của Mỹ.Điện Kremlin nhận xét bài phát biểu của ông Macron mang tính đối đầu, đồng thời cho rằng nhà lãnh đạo Pháp muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi bài phát biểu "là mối đe dọa" với Nga. Ông Lavrov cũng bác bỏ ý tưởng của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine.Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ hai trong NATO sau Mỹ, có thể đóng góp vào một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tiềm năng ở Ukraine, theo Reuters ngày 6.3 dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. "Vấn đề đóng góp cho nhiệm vụ sẽ được xem xét nếu thấy cần thiết để thiết lập sự ổn định và hòa bình trong khu vực, và sẽ được đánh giá cùng với tất cả các bên liên quan", theo nguồn tin.Nguồn tin cho hay các cuộc thảo luận về việc triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ mang tính khái niệm và chưa có quyết định cụ thể. Theo nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng triển khai quân đội nếu Nga - Ukraine tuyên bố ngừng bắn và đợt triển khai ban đầu tại Kyiv nên có sự tham gia của các đơn vị phi chiến đấu để giám sát việc thực thi hòa bình.
Nửa đêm nghe xuân về
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...